Thạc sĩ Quản lý kinh tế
GIỚI THIỆU:
Năm 2016 Trường Đại học UTM được đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế định hướng ứng dụng giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động quản lý kinh tế, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế.
Chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế định hướng ứng dụng được thiết kế nhằm đào tạo các thạc sỹ có kiến thức chuyên sâu về quản lý kinh tế, có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng tổ chức thực thi chính sách quản lý kinh tế, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành quản lý kinh tế vào việc thực hiện các công việc quản lý cụ thể.
Người học có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
Thông tin tuyển sinh
Môn thi tuyển sinh:
+ Môn thi cơ sở: Khoa học Quản lý
+ Môn thi cơ bản: Kinh tế chính trị
+ Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh (theo quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT KHI HỌC QUẢN LÝ KINH TẾ TẠI UTM
Chuẩn về kiến thức chuyên môn, năng lực chuyên môn:
- Kiến thức chuyên môn
Học viên có thể tích luỹ và nâng cao kiến thức chuyên môn về quản lý kinh tế để tổng hợp, phân tích, luận giải các chính sách và các hoạt động quản lý kinh tế tại đơn vị công tác và thực hành tốt các công việc cụ thể về quản lý kinh tế.
- Năng lực chuyên môn
Người học có khả năng phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc trong hoạt động quản lý kinh tế, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành quản lý kinh tế vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế; có thể làm chủ và có khả năng áp dụng các kiến thức về quản lý kinh tế trong triển khai, tổng kết, đánh giá và phản biện các chính sách kinh tế của nhà nước; triển khai, đánh giá hoạt động quản lý kinh tế các cấp và có kỹ năng xử lý tốt các tình huống đặt ra của quản lý.
Chuẩn về kĩ năng:
- Kĩ năng nghề nghiệp
+ Có năng lực lập luận, tư duy theo cách tiếp cận hệ thống, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực quản lý kinh tế.
+ Có năng lực áp dụng những vấn đề lý thuyết vào thực tiễn xây dựng và thực thi chiến lược, chính sách.
+ Có năng lực hoạch định, phát triển thành chuyên gia cao cấp về phản biện chiến lược, chính sách và quyết định quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô và vi mô.
- Kĩ năng bổ trợ
+ Các kỹ năng tự nghiên cứu, tư vấn lãnh đạo, xử lý tình huống, ứng phó với sự thay đổi...
+ Các kỹ năng làm việc nhóm, phối hợp các thành viên nhóm, lãnh đạo nhóm.
+ Có năng lực sử dụng tốt các phần mềm Microsoft Office (Word, Excel, Power Point) và một số phần mềm thống kê trong phân tích kinh tế
+ Các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình các vấn đề về chính sách, chương trình hành động của các tổ chức công và tư trong quản lý kinh tế; giao tiếp được bằng tiếng Anh với trình độ mức tương đương cấp độ B1 theo khung đánh giá năng lực ngôn ngữ Châu Âu.
ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN:
Đối tượng ưu tiên đăng ký dự thi cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế kèm theo Thông báo tuyển sinh số 188/TBTS-UTM ngày 10/03/2016
1. Đối tượng ưu tiên
a) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.
b) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định tại Điểm a Khoản này.
c) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
d) Con liệt sĩ.
đ) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động.
e) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.
2. Các loại giấy tờ phải có để hưởng chính sách ưu tiên
a) Hợp đồng lao động, quyết định tiếp nhận hoặc điều động đi công tác của cấp có thẩm quyền và xác nhận của UBND cấp phường, xã về việc cơ quan đó đặt trụ sở tại địa bàn được ưu tiên (yêu cầu đối với đối tượng
b) Thẻ thương binh/bệnh binh hoặc các loại giấy tờ liên quan (yêu cầu đối với đối tượng c, d, đ).
c) Chứng minh thư nhân dân hoặc giấy khai sinh, hộ khẩu và xác nhận của UBND cấp xã nơi thí sinh cư trú (yêu cầu đối với đối tượng b).
d) Giấy khai sinh hoặc hộ khẩu, quyết định của UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học (yêu cầu đối với đối tượng e).
3. Chính sách ưu tiên
a) Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng vào kết quả thi một điểm (thang điểm 10) cho môn cơ bản và mười điểm (thang điểm 100) cho môn ngoại ngữ, nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ.
b) Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối tượng.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tổng số tín chỉ phải tích lũy (*): 60 tín chỉ, trong đó:
- Khối kiến thức chung: 4 tín chỉ (Không tính học phần tiếng Anh cơ bản)
- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 41 tín chỉ
+ Bắt buộc: 20 tín chỉ
+ Tự chọn: 21/54 tín chỉ
- Luận văn : 15 tín chỉ (Ghi chú: * Tổng số tín chỉ phải tích lũy không tính học phần Tiếng Anh cơ bản)
Khung chương trình:
DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG KIẾN THỨC
1) Có bằng tốt nghiệp Đại học nhóm Kinh tế học nhưng không có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Quản lý kinh tế được dự thi sau khi đã hoàn thành khóa học bổ sung kiến thức với chương trình gồm 05 học phần (15 tín chỉ) sau:
- Kinh tế vi mô (3 tín chỉ)
- Kinh tế vĩ mô (3 tín chỉ)
- Khoa học Quản lý (3 tín chỉ)
- Quản lý nhà nước về kinh tế (3 tín chỉ)
- Kinh tế học tiền tệ - ngân hàng (3 tín chỉ)
2) Có bằng tốt nghiệp Đại học nhóm ngành Kinh doanh và Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm nhưng không có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Quản trị kinh doanh được dự thi sau khi đã hoàn thành khóa học bổ sung kiến thức với chương trình gồm 07 học phần (21 tín chỉ).
- Kinh tế vi mô (3 tín chỉ)
- Kinh tế vĩ mô (3 tín chỉ)
- Quản trị chiến lược (3 tín chỉ)
- Quản lý nhà nước về kinh tế (3 tín chỉ)
- Kinh tế học tiền tệ - ngân hàng (3 tín chỉ)
- Khoa học quản lý (3 tín chỉ)
- Kinh tế quốc tế (3 tín chỉ)
3) Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành khác được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình 09 học phần (27 tín chỉ).
- Kinh tế vi mô (3 tín chỉ)
- Kinh tế vĩ mô (3 tín chỉ)
- Quản trị chiến lược (3 tín chỉ)
- Quản lý nhà nước về kinh tế (3 tín chỉ)
- Kinh tế học tiền tệ - ngân hàng (3 tín chỉ)
- Khoa học quản lý (3 tín chỉ)
- Kinh tế quốc tế (3 tín chỉ)
- Marketing (3 tín chỉ)
- Kế toán (3 tín chỉ)