Hội thảo "Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý kinh tế trình độ Tiến sĩ"

Sáng 24/05/2019, Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị tổ chức hội thảo “Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý kinh tế trình độ Tiến sĩ” với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý...

GS.TS Phan Huy Đường trình bày đề án.

Hiện nay, UTM đào tạo hơn 300 học viên cao học ngành này. Trong đó, khoảng 15% học viên cao học mong muốn học cao hơn để đi theo hướng nghiên cứu hoặc giảng dạy. Vì vậy nhu cầu bổ sung nguồn giảng viên, nghiên cứu viên tại các viện, trường là hết sức cấp bách.

GS.TS Phan Huy Đường giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế cho biết, nhìn từ góc độ thị trường cũng cho thấy doanh nghiệp và ngành kinh tế đều có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực trình độ cao trong ngành Quản lý kinh tế nhằm giải quyết những vấn đề như nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quản lý tài chính sao cho hiệu quả .... . Tuy nhiên, chỉ một số ít cơ sở đại học ở Việt Nam có đào tạo.

Theo đề án, Chương trình đào tạo Tiến sĩ Quản lý kinh tế được nghiên cứu, cập nhật và đổi mới theo xu hướng của các Đại học trên thế giới, có thời gian đào tạo từ 3-7 năm với tổng cộng 90 tín chỉ với NCS tốt nghiệp thạc sĩ ngành đúng, phù hợp và 95 tín chỉ với ngành gần (luận án: 70 tín chỉ, còn lại là học phần và chuyên đề).

PGS.TS Nguyễn Xuân Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị phát biểu tại Hội thảo

PGS.TS Nguyễn Xuân Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị góp ý nên xây dựng đề án và thiết kế học phần phù hợp để người học đáp ứng tốt đòi hỏi của thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0.

TS. Lê Hồng Huyên - nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh tế xã hội - Ban kinh tế Trung ương

TS. Lê Hồng Huyên lắng nghe và góp ý cho Đề án đào tạo chuyên ngành Quản lý kinh tế trình độ Tiến sĩ.

Sau khi các thành viên tham sự hội thảo góp ý và thống nhất về nội dung Đề án, Ban thư ký hội thảo đã chỉnh sửa và đưa ra một số nội dung chính như sau:

A. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Yêu cầu về kiến thức chuyên môn

1.1. Kiến thức chung

Nghiên cứu sinh được trang bị thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; có kiến thức cơ bản về ngoại ngữ (tiếng Anh) và sử dụng được những kiến thức nói trên trong học tập, nghiên cứu và tác nghiệp.

1.2. Kiến thức cơ sở và chuyên ngành:

Nghiên cứu sinh có hệ thống kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện thuộc nhóm chuyên ngành kinh tế và quản lý, có thể tích luỹ kiến thức để tổng hợp, phân tích, luận giải các chính sách và các hoạt động quản lý kinh tế trên cơ sở những kiến thức nền tảng và nâng cao về kinh tế học, và các vấn đề về toàn cầu hóa.

Người học làm chủ được các giá trị cốt lõi, quan trọng trong học thuật, phát triển các nguyên lý, học thuyết của chuyên ngành quản lý kinh tế và có khả năng áp dụng các kiến thức về quản lý kinh tế trong triển khai, tổng kết, đánh giá và phản biện các chính sách kinh tế của nhà nước; sử dụng các kiến thức chuyên sâu về quản lý kinh tế trong quản lý, lãnh đạo, xây dựng và thẩm định chiến lược, kế hoạch phát triển các tổ chức kinh tế - xã hội vào hoạt động triển khai, đánh giá hoạt động quản lý kinh tế các cấp và có kỹ năng xử lý tốt các tình huống đặt ra của quản lý trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu ngày càng phức tạp.

1.3. Kiến thức chuyên đề tiến sĩ

Người học có thể vận dụng sáng tạo, tổng hợp, phân tích và đánh giá một số khía cạnh của một vấn đề chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý kinh tế nhất định được lựa chọn, phù hợp với hướng nghiên cứu của luận án.

Chuyên đề tiến sĩ phải thể hiện được quan điểm nghiên cứu độc lập của NCS, cách thức giải quyết vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tính mới của vấn đề nghiên cứu hay cách giải quyết vấn đề nghiên cứu.

1.4.Yêu cầu đối với luận án tiến sĩ

Luận án phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính nghiên cứu sinh, có đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực Quản lý kinh tế, giải quyết sáng tạo các vấn đề của ngành Quản lý kinh tế hay thực tiễn kinh tế - xã hội.

- Đã công bố tối thiểu (trong thời gian làm nghiên cứu sinh) 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong đó tối thiểu có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus hoặc 02 báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có uy tín xuất bản bằng tiếng nước ngoài có phản biện, có mã số ISBN; hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài.

2. Yêu cầu về năng lực nghiên cứu

Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có hiểu biết sâu sắc về kiến thức và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trong việc giải quyết đề tài nghiên cứu cụ thể; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.

3. Yêu cầu về kỹ năng

3.1. Kỹ năng nghề nghiệp

- Có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo. Có năng lực lập luận, tư duy theo cách tiếp cận hệ thống đối với các vấn đề về quản lý kinh tế. Có thể sáng tạo tri thức mới trong lĩnh vực chuyên môn.

- Có kỹ năng phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp phát sinh trong lĩnh vực quản lý kinh tế và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề

- Có năng lực áp dụng những vấn đề lý thuyết vào thực tiễn xây dựng và thực thi chiến lược, chính sách.

- Có năng lực hoạch định, chuyên gia cao cấp về phản biện chiến lược, chính sách và  quyết định quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô và vi mô.

3.2. Kỹ năng bổ trợ

- Có kỹ năng tự nghiên cứu, tư vấn lãnh đạo, xử lý tình huống, ứng phó với sự thay đổi...

- Có các kỹ năng làm việc nhóm (phối hợp các thành viên nhóm, lãnh đạo nhóm..); có năng lực tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề ở nhiều cấp độ khác nhau.

- Có năng lực sử dụng tốt các phần mềm Microsoft Office (Word, Excel, Power Point) và một số phần mềm thống kê trong phân tích kinh tế

- Các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình các vấn đề về chính sách, chương trình hành động của các tổ chức công và tư trong quản lý kinh tế; giao tiếp được bằng tiếng Anh với trình độ tương đương bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

- Có khả năng thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong hoạt động chuyên môn;

4. Yêu cầu về phẩm chất

4.1 Trách nhiệm công dân

Trung thành với Tổ Quốc. Trong hoạt động nghiên cứu khoa học phải chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp; bảo vệ bí mật quốc gia; vì lợi ích của đất nước.

4.2 Trách nhiệm, đạo đức, ý thức và tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ

Có tác phong là việc chuyên nghiệp, trung thực trong nghiên cứu, dám chịu trách nhiệm và tự tin giải quyết công việc dựa trên các phân tích khoa học; ý thức rõ về trách nhiệm xã hội trong các hoạt động nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học của bản thân

Có ý thức trách nhiệm trong việc đề xuất các giải pháp khoa học mới để xử lý các tình huống và vấn đề kinh tế xã hội phát sinh

5. Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, bộ, ngành: có năng lực hoạch định, triển khai các chính sách kinh tế ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô vào thực tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Đây chính là nguồn nhân lực quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý  nhà nước về kinh tế của Việt Nam trong  quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhóm 2: Cán bộ quản lý kinh tế cấp cao tại các tổ chức, doanh nghiệp: Có kỹ năng triển khai các công cụ quản lý kinh tế vào thực tiễn, trên cơ sở thực thi quản lý, có thể đánh giá và phản biện các chính sách kinh tế của nhà nước, các chương trình, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của các tổ chức kinh tế công và tư,  góp phần giúp các cơ quan nhà nước thực thi quản lý kinh tế ngày càng hiệu quả hơn

Nhóm 3: Các chuyên gia tư vấn cao cấp thực thi chính sách cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý: Có kỹ năng phân tích chính sách, trên cơ sở đó tư vấn giúp các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước thực hiện đúng các chủ trương, chính sách kinh tế  của nhà nước.

Nhóm 4: Nghiên cứu viên và giảng viên về Quản lý kinh tế: Có khả năng thực hiện các đề tài/chương trình nghiên cứu về quản lý kinh tế trong các viện nghiên cứu; có thể giảng dạy chuyên ngành quản lý kinh tế bậc đại học và sau đại học tại các trường đại học, các cơ sở đào tạo thuộc nhóm ngành kinh tế và quản lý.

B. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1.1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ

Tổng số tín chỉ phải tích lũy:(135 tc)

- Phần 1: Các học phần bổ sung: (45 Tc)

+ Khối kiến thức chung: 4 tín chỉ

+ Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: (41 TC)

o Bắt buộc: 25 tín chỉ (20 TC)

o Tự chọn: 22/44 tín chỉ(21 TC)

- Phần 2: Các học phần, chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan: 20 tín chỉ

+ Các học phần NCS: 12 tiến chỉ

Bắt buộc: 6 tín chỉ

Tự chọn: 6 tín chỉ

+ Chuyên đề tiến sĩ: 6 tín chỉ

+ Tiểu luận tổng quan: 2 tín chỉ

- Phần 3: Nghiên cứu khoa học (không tính số tín chỉ nhưng là yêu cầu bắt buộc trong chương trình đào tạo)

- Phần 4: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với NCS nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo)

- Phần 5: Luận án tiến sĩ: 70 tín chỉ

1.2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 95 tín chỉ, trong đó:

- Phần 1: Các học phần bổ sung: 05 tín chỉ,

+ Bắt buộc: 03 tín chỉ

+ Tự chọn: 02 tín chỉ

- Phần 2: Các học phần, chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan: 20 tín chỉ

+ Các học phần NCS: 12 tiến chỉ
Bắt buộc: 6 tín chỉ
Tự chọn: 6 tín chỉ

+ Chuyên đề tiến sĩ: 6 tín chỉ

+ Tiểu luận tổng quan: 2 tín chỉ

- Phần 3: Nghiên cứu khoa học (không tính số tín chỉ nhưng là yêu cầu bắt buộc trong chương trình đào tạo)

- Phần 4: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với NCS nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo)

- Phần 5: Luận án tiến sĩ: 70 tín chỉ

1.3. Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng và phù hợp

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 90 tín chỉ, trong đó:

- Phần 1: Các học phần, chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan: 20 tín chỉ

+ Các học phần NCS: 12 tiến chỉ

Bắt buộc: 6 tín chỉ

Tự chọn: 6 tín chỉ

+ Chuyên đề tiến sĩ: 6 tín chỉ

+ Tiểu luận tổng quan: 2 tín chỉ

- Phần 2: Nghiên cứu khoa học (không tính số tín chỉ nhưng là yêu cầu bắt buộc trong chương trình đào tạo)

- Phần 3: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với NCS nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo)

- Phần 4: Luận án tiến sĩ: 70 tín chỉ

 Buổi Hội thảo kết thúc với kết quả tốt đẹp, toàn bộ các thành viên và khách mời tham dự hoàn toàn nhất trí với chương trình đào tạo và nội dung đề án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế.

Buổi Hội thảo kết thúc tốt đẹp.

Lịch sự kiện

Thứ 5
19/11/2020
CHUNG KẾT CUỘC THI "TIẾNG HÁT TỪ GIẢNG ĐƯỜNG" LẦN THỨ 14 2
431 Tam Trinh
Thứ 5
19/11/2020
FC UTM THA DỰ GIẢI BÓNG ĐÁ PHÁP VÂN
KTX Pháp Vân
Thứ 7
01/01/2021
LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2021
431 Tam Trinh
CN
22/11/2020
SINH VIÊN KHÓA 10 UTM ĐI HỌC QUÂN SỰ
431 Tam Trinh
Copyright 2020 © Aptech
Thiết kế bởi Aptech