CÔNG TY XỬ LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP

VÌ MÔI TRƯỜNG XANH - SẠCH - ĐẸP

Những tác hại của nước thải công nghiệp đến môi trường

    Các hợp chất hữu cơ và các kim loại nặng phát sinh từ các công đoạn sản xuất trong công nghiệp, nếu không được xử lý và thải ra môi trường bên ngoài thì có thể gây ra tác động đến sức khỏe con người và các thảm họa môi trường. Ngành công nghiệp phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra nằm trong tiêu chuẩn cho phép và chấp nhận chi phí cho việc xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.


\

Nước công nghiệp góp phần không nhỏ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm hiện nay. Photo by Internet.

Tại các nước đang phát triển
     Ở nhiều quốc gia đang phát triển, hơn 70% chất thải công nghiệp chưa qua xử lý được xả vào nguồn nước và gây ô nhiễm nguồn nước cấp (WWAP, 2009). Nước thải công nghiệp có thể chứa một loạt các chất gây ô nhiễm. Một số nguồn lớn nhất của chất thải công nghiệp độc hại bao gồm khai thác mỏ, nhà máy bột giấy, thuộc da, các nhà máy đường và sản xuất dược phẩm.
Trong nhiều trường hợp, nước thải từ ngành công nghiệp không chỉ xả trực tiếp ra sông, hồ,… mà còn thấm xuống lòng đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và các giếng ngầm. Ở các nước đang phát triển, điều này thường khó để phát hiện khi việc quan trắc, giám sát thường khá tốn kém. Ngay cả khi được phát hiện, việc xử lý có thể cũng vô cùng khó khăn.
Ô nhiễm từ việc khai thác mỏ
     Khai thác mỏ truyền thống tạo ra lượng nước xả thải lớn mà không được kiểm soát tại một số nước đang phát triển. Chất thải từ các hoạt động khai thác khoáng sản có thể chứa bùn, đất đá, các chất hoạt động bề mặt. Tùy thuộc vào các loại quặng được khai thác, chất thải có thể chứa các kim loại nặng như đồng, chì, kẽm, thủy ngân, asen,… Các chất gây ô nhiễm trong chất thải mỏ có thể gây ung thư và gây ngộ độc thần kinh con người (như chì hoặc thủy ngân) hoặc rất độc hại cho sinh vật thủy sinh. Ngoài ra, khai thác mỏ ảnh hưởng đến quá trình thoát nước. Nước thải axit (AMD) là một trong những vấn đề môi trường phải đối mặt của các ngành khai thác mỏ. AMD xảy ra khi các chất khoáng chứa sunfide tiếp xúc với nước và không khí, tạo thành Axit sulfuric. AMD có thể tác động đến môi trường sống dưới nước, rất khó để xử lý và một khi bắt đầu bị oxy hóa nó có thể tiếp tục diễn ra trong nhiều thế kỷ.
Ô nhiễm từ nước dùng làm mát thiết bị trong sản xuất
     Nước dùng để làm mát cho các dây chuyền công nghiệp sản xuất thép và than cốc không chỉ tạo ra nước thải có nhiệt độ cao có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh vật, mà còn gây ra ô nhiễm với một loạt các chất độc hại, bao gồm cyanua, ammoiac, benzene, phenol,… Nước cũng được sử dụng như một chất bôi trơn máy móc công nghiệp và có thể trở nên ô nhiễm do các loại dầu thủy lực, thiết, crom, sắt sunphat,…
Tóm lại
     Ô nhiễm từ nước thải làm giảm giá trị của đất, làm tăng chi phí do gây ra nhiều tác động đến sức khỏe con người và hệ sinh thái – Đây là chi phí rất khó để tính toán. Như vậy, ngành công nghiệp cần phải có các biện pháp nhằm làm giảm việc tạo ra các chất thải độc hại và khuyến khích đầu tư cho các biện pháp này. Tuy nhiên, chính phủ phải đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi, điều chỉnh và thực hiện các chính sách giảm thiểu các chất thải độc hại. Kinh nghiệm từ các nước công nghiệp cho thấy, việc áp dụng các quá trình sản xuất “sạch” sẽ đơn giản và có chi phí hiệu quả nhiều hơn nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước thải công nghiệp quy mô lớn.

Bản quyền thuộc về Aptech © 2018 Thiết kế bởi Aptech