FLOHMARKT - CHỢ ĐỒ CŨ Ở ĐỨC

FLOHMÄRKTE - CHỢ ĐỒ CŨ Ở ĐỨC

Một số người phàn nàn rằng hàng gia dụng hoặc quần áo ở Đức khá đắt tiền. Nhưng những sản phẩm mới không phải là lựa chọn duy nhất. Ở nhiều quốc gia nói chung và ở Đức nói riêng có chợ hay các trang trực tuyến mua bán các hàng hóa đã qua sử dụng với giá rẻ. Chợ đồ cũ ở Đức không giống với chợ ở Việt Nam của những người kinh doanh chuyên nghiệp. Đây là loại chợ được tổ chức ngoài trời dành cho những gia đình mang đồ không dùng nữa đem bán. Cùng tìm hiểu về Flohmarkt – Chợ đồ cũ ở Đức diễn ra như thế nào nhé.

Flohmarkt là gì?

Nước Đức có khí hậu lạnh giá, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Thời điểm này mọi người rất hạn chế ra ngoài, chỉ trừ trường hợp vì tính chất công việc, hay trẻ con đi học thì họ mới ra khỏi nhà. Cho đến cuối tháng 3 – thời điểm chuyển mùa sang mùa xuân, người dân ở Đức sẽ tổ chức rất nhiều hoạt động ngoài trời, trong đó có các khu chợ trờ – Flohmarkt để mọi người gặp gỡ và giao lưu với nhau.

Ở bất cứ thành phố nào trên nước Đức cũng đều có những phiên chợ cũ như vậy. Không phải chỉ có một nơi tổ chắc mà có đến 4 – 5 chỗ, tùy thuộc vào thành phố của bạn có lớn hay không. Quy mô các chợ đồ cũ cũng tùy thuộc vào diện tích của địa điểm tổ chức, có chợ lớn và chợ nhỏ. Bạn muốn tìm địa điểm tổ chức và giờ mở cửa chợ đồ cũ chỉ cần search Google với từ khóa: „Flohmarkt + tên thành phố bạn sống“.

Flohmarkt được tổ chức ở tại các khu đất trống. Tại đây, khu đất này sẽ được lấp đầy bởi những chiếc xe oto chở hàng của những người bán. Sau đó họ sẽ bày các sản phẩm của mình lên một tấm bạt hoặc một chiếc bàn thật đẹp mắt để người đi qua có thể lựa đồ. Khi các đồ dùng lần lượt được bán đi, họ sẽ tiếp tục bổ sung đồ được lấy từ trong xe.

Những mặt hàng được bày bán ở Flohmarkt

Những phiên chợ này bán những món đồ mà họ không còn dùng nữa. Ví dụ những quần áo sơ sinh, khi bé đã lớn thì bỏ đi đâu? Đứa trẻ lớn thì sẽ có những đồ chơi, khi đứa trẻ vào trường học thì việc mua sắm phải khác trước. Cứ như vậy sẽ có rất nhiều nhu cầu cần thiết cho các gia đình giải quyết đồ cũ.

Người bán không phân biệt giới tính, lứa tuổi. Có những gian hàng là những trẻ em tầm 14 – 15 tuổi.

Tại đây các bạn mua quần áo, giầy dép sẽ không được thử. Nếu bạn mua quần áo phải nhìn người bán có vóc dáng giống bạn thì hy vọng sẽ vừa. Nhìn người bán, bạn sẽ biết được là đồ xịn hay đồ dỏm. Ví dụ những người khá giả dùng giầy, túi xách đều bằng da thật, những người chỉ dùng đồ thời trang thì những thứ này chỉ là simily, chỉ sau vài tháng là không dùng được.

Cũng có những người Thổ gom đồ cũ ở các nơi mang đến bán, người Đức ít khi chọn mua đồ của họ.

Có gia đình reo hạt giống hoa trồng ở nhà còn dư cũng mang ra bán. Mặc dù từ rất sớm đã thấy có những đứa trẻ một mình ngồi bán rất nhiều đồ chơi của mình với nét mặt bình thản. Có lẽ chẳng có nét văn hóa sinh hoạt chợ nào lại bình đẳng như ở Đức.

Sinh viên Việt Nam chủ yếu tìm kiếm đồ điện tử. Thích thú nhất là những đồ cổ, có cả những bộ dao dĩa, ly uống rượu bằng bạc với đường nét hoa văn trạm trổ siêu đẳng thường thấy trong các hoàng gia hoặc của giới quý tộc thường dùng. Những đồ nữ trang rất xưa giống như từ thời tiền sử, nhiều người e ngại nó là của người chết để lại nên chỉ ngắm rồi bỏ đi. Có rất nhiều loại tượng, có cả những bức tượng người da đỏ, tượng Đức Chúa, Đức Phật cũng được trưng ra bán. Người bản xứ thì dùng dằng trước những kỷ vật của những người nổi tiếng như tượng Napoléon, tượng nữ hoàng Cleopatra v v… được coi là những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật như đắn đo có nên mua về hay không.

Có cần mặc cả khi đi mua đồ ở Flohmarkt?

Vì các mặt hàng toàn là đồ cũ, nên giá bán sẽ dao động trong khoảng từ 1 – 10 EUR, tùy vào giá trị của chúng. Đồ càng cổ thì giá càng cao.

Giá bán rất rẻ chỉ bằng 1% với giá rẻ như cho, có nhiều thứ chất lượng còn rất tốt. Cũng có những người bán đồ còn mới chưa dùng lần nào với giá bán chỉ 10% so với giá trong các siêu thị. Tuy nhiên, bạn đừng quên mặc cả khi đi chợ đồ cũ, vì ở đây mọi người được thoải mái trả giá để mua những món đồ mà bạn cần.

Tưởng tượng mỗi gian hàng là một công ty nhỏ, thì người bán hàng vừa là CEO, vừa tư vấn và tính tiền. Họ không quan trọng bán một món đồ với giá cao hay thấp, vì họ không phải báo cáo lại doanh thu cho quản lý như các cửa hàng bình thường. Đây giống như một cuộc trao đổi hàng hóa bình thường và cả hai bên đều chấp thuận thì cuộc trao đổi thành công.

Đăng ký tư vấn