DU HỌC TẠI ĐỨC ĐÓNG THUẾ NHƯ THẾ NÀO?

DU HỌC TẠI ĐỨC ĐÓNG THUẾ NHƯ THẾ NÀO?

Tại Đức, những người đi làm đều có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước. Mức đóng thuế bao nhiêu còn phụ thuộc vào mức lương và bậc thuế của từng người. Vậy du học sinh Việt Nam khi sang Đức học nghề hay học Đại học thì sẽ ở bậc thuế nào, và phải đóng bao nhiêu? Bài viết này sẽ giúp các bạn tính được mức lương của mình.

Ở Đức có những bậc thuế nào?

Ở Đức, thuế được chia thành 6 bậc:

  1. Thuế bậc 1 (Ledig, kinderlos): dành cho những người độc thân, người đã ly hôn, người có gia đình nhưng vợ/ chồng sống ở nước ngoài, người đã ly thân
  2. Thuế bậc 2 (Alleinerziehend): áp dụng với những người đang nuôi con một mình
  3. Thuế bậc 3 (Verheiratet): dành cho người đã kết hôn, sống chung và cùng sinh sống tại Đức nhưng có vợ/ chồng thất nghiệp, không đi làm hoặc có vợ/ chồng có thuế bậc 5, hoặc vợ/ chồng đã qua đời
  4. Thuế bậc 4 (Verheiratet): dành cho người đã kết hôn; cả hai vợ chồng đều sống tại Đức và đều có thu nhập
  5. Thuế bậc 5 (Verheiratet): áp dụng với những đối tượng đã kết hôn, vợ chồng sống chung tại Đức và có một trong hai người ở mức thuế bậc 3
  6. Thuế bậc 6 (Ledig und Verheiratet): dành cho những người có nhiều hơn một công việc trong cùng một thời điểm

Sinh viên học Đại học/ Thạc sỹ có phải đóng thuế không?

Theo quy định, sinh viên chỉ được phép đi làm thêm với thời hạn khoảng 48 giờ/ tuần, mức lương trung bình € 450/ tháng. Đây được coi là mức lương cơ bản, đủ để trang trải sinh hoạt phí cho một người tại thành phố với phí sinh hoạt thấp. Với mức lương này sinh viên không phải đóng thuế. 

Nếu bạn có "lỡ" làm quá giờ và nhiều hơn mức lương này thường xuyên, thì đừng lo vì cuối năm bạn có thể đệ đơn xin hoàn thuế nhé! Tuy nhiên giai đoạn chờ xét duyệt khá lâu đó!

 

Vậy còn du học sinh học nghề?

Những bạn du học sinh theo diện Du học nghề tại Đức thường nằm trong nguồn nhân lực lao động có thuế Bậc 1. Khoản tiền thuế sẽ bao gồm thuế thu nhập, thuế nhà thờ và phụ phí đoàn kết. Thông thường các bạn học viên năm nhất sẽ không phải đóng thuế, vì chỉ những bạn nào nhận được lương học nghề từ € 975/ tháng thì mới phải đóng khoản thu này.

Tuy vậy, thuế có thể phát sinh nếu các học viên được nhận thêm các khoản trợ cấp khác như tiền thưởng lễ Giáng sinh, tiền ngày nghỉ phép... Bạn hãy cộng tiền lương của mình với những khoản này để ra được số lương thực tế mình nhận được là bao nhiêu. Nếu số lương này > € 9,408/ năm (năm 2020) thì bạn sẽ phải đóng thuế. Mức lương yêu cầu này có thể thay đổi theo năm.

Thuế thu nhập

Nếu có thuế thu nhập thì trường đào tạo nghề sẽ là người chi trả thuế đó cho bạn. Và mức thuế thu nhập cao hay thấp phụ thuộc vào bậc thuế của bạn. Theo quy định, nếu lương của học viên học nghề < € 975/ tháng thì không phải đóng thuế thu nhập.

Phụ thu phí đoàn kết (Solidaritätszuschlag)

Khoản thu này chiếm 5,5% thuế thu nhập (không phải từ khoản lương học nghề). Nếu bạn không phải đóng thuế thu nhập thì cũng không phải đóng thêm phí này.

Thuế nhà thờ (Kirchensteuer)

Tin vui cho đa số học viên Việt Nam là mục thuế này chỉ dành cho các bạn theo đạo. Tại bang Bayern và Baden - Württemberg bạn phải trả 8% của mức thuế thu nhập (không phải là từ mức lương); và ở những bang còn lại là 9%.

Qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã nắm rõ được cách tính thuế cho mình rồi chứ! Hãy liên hệ ngay với EI Germany để được tư vấn lựa chọn ngành nghề phù hợp nhé!

 

 

Đăng ký tư vấn