BÀI 3: CÂU BỊ ĐỘNG - PASSIV

PASSIV - CÂU BỊ ĐỘNG

1. Khi nào sử dụng câu bị động?

Trước hết, chúng ta sử dụng câu bị động khi muốn nhấn mạnh vào hành động được thực hiện chứ không phải nhấn mạnh vào tác nhân (ai/vật gì) đã thực hiện hành động đó. 

  • Câu chủ động: Die Lehrer informieren die Studenten über den Schulausflug – Giáo viên thông báo cho sinh viên về chuyến dã ngoại của trường. 
  • Câu bị động: Die Studenten werden über den Schulausflug informiert – Sinh viên được thông báo về chuyến dã ngoại của trường.

2. Cấu trúc câu bị động trong tiếng Đức

  • Präsens: werden (cần chia) + Partizip II 
  • Ví dụ: Ein Lied wird gesungen.
  • Präteritum: wurden (cần chia) + Partizip II
  • Ví dụ: Ein Lied wurde gesungen.
  • Perfekt: sein (cần chia) + Partizip II + worden
  • Ví dụ: Ein Lied ist gesungen worden.
  • Plusquamperfekt: waren (cần chia) + Partizip II + worden
  • Ví dụ: Ein Lied war gesungen worden.
  • Futur 1: werden (cần chia) + Partizip II + werden
  • Ví dụ: Ein Lied wird gesungen werden.

3. Cấu trúc câu bị động trong tiếng Đức với động từ khuyết thiếu (Modalverben)

  • Präsens: Modalverben (cần chia) + Partizip II + werden
  • Ví dụ: Der Student muss operiert werden.
  • Präteritum: Modalverben (cần chia) + Partizip II + werden
  • Ví dụ: Der Student musste operiert werden.
  • Perfekt: haben (cần chia) + Partizip II + werden + Modalverben (không chia)
  • Ví dụ: Der Student hat operiert werden müssen.
  • Plusquamperfekt: hatten (cần chia) + Partizip II + werden + Modalverben (không chia)
  • Ví dụ: Der Student hatte operiert werden müssen.
  • Futur: werden (cần chia) + Partizip II + werden + Modalverben (không chia)
  • Ví dụ: Der Student wird operiert werden müssen.

4. Một số lưu ý

  • Trong một câu bị động, nếu người hành động (chủ ngữ của câu chủ động) không quan trọng hoặc không được biết đến thì thường bỏ đi.
  • Nếu trong câu chủ động có tân ngữ trực tiếp (Akkusativ) thì nó sẽ đóng vai trò chủ ngữ trong câu bị động. Ví dụ: Anna liebt mich -> Ich werde von Anna geliebt.
  • Nếu trong câu chủ động không có tân ngữ trực tiếp (Akkusativ) hoặc chỉ có tân ngữ gián tiếp (Dativ) thì khi đổi sang câu bị động, ta phải dùng „es“ làm chủ ngữ giả. Ví dụ: Ich helfe ihm -> Es wird ihm geholfen.
  • Trợ Động từ "wollen/möchten" (muốn) chỉ được dùng trong câu chủ động. Khi chuyển sang câu thụ động, người ta sử dụng động từ thay thế đồng nghĩa "sollen". Ví dụ: Ich will eine neue Brille kaufen -> Eine neue Brille soll gekauft werden.
Đăng ký tư vấn